Với nhiều giải pháp đồng bộ như nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho người dân vay vốn, thực hiện thủ tục, trong 2 năm trở lại đây, số lượng người tiếp cận với dịch vụ xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh gia tăng nhanh chóng, mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân tại khu vực này.
Nhiều lao động miền núi được hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề và đưa đi xuất khẩu lao động tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã có nguồn thu nhập ổn định. Đây là hướng đi mới, nhiều triển vọng giải quyết việc làm cho lao động vùng cao.
Hiện, người lao động ở các huyện nghèo, xã nghèo không chỉ lựa chọn thị trường thu nhập thấp, không mất phí như Malaysia, Thái Lan, Ả-rập Xê-út mà đã bắt đầu hướng đến thị trường tiềm năng có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu (Đức, Rumani)… Điều này đã thể hiện sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu lao động tại các địa phương, góp phần không nhỏ vào công tác xóa đói giảm nghèo./.
Trong năm 2023, huyện Nam Trà My có 43 LĐ, trong đó có 11 cặp vợ chồng đăng kí đi LĐ thời vụ theo chương trình hợp tác với quận Hamyang, Hàn Quốc. Huyện Tây Giang cũng có kế hoạch đào tạo nghề cho 300 LĐ nông thôn và đưa 80 LĐ đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Thông báo tuyển trực tiếp nhân viên kỹ thuật trắc địa (Đài Loan)