TÌNH TRẠNG LY HÔN Ở NÔNG THÔN BẮC GIANG GIA TĂNG VÌ ĐÂU?

Có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống ở huyện Yên Thế  ,miền núi Bắc Giang.Những năm gần đây ,vùng quê yên bình này rộ lên phong trào đi xuất khẩu lao động (XKLD) ,chính nhờ thế ,1 đại bộ phận các gia đình đã khá lên trông thấy.Tuy nhiên ,cũng chính việc xa quê đi XKLD đã gây ra nhưng hệ lụy buồn ,khiến người ta thở dài ngao ngán.Vùng quê nghèo đã không còn yên ả.Tình trạng ly hôn diễn ra nhiều chưa từng thấy.

Xã Canh Nậu , một xã vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là một trong những nơi đứng đầu về số vụ ly hôn trong huyên.Anh Nông Văn Tâm ,ở xóm Chùa dường như vẫn chưa nuôi ngoai nỗi buồn bị vợ bỏ ,anh nói trong tiếng nghẹn ngào :” Nó vừa về nước là làm đơn ra tòa án đòi ly hôn ,nào tôi có biết ngô khoai gì đâu.Tôi tức ký giấy và cho nó mang cái xe máy đi,nó cũng chẳng về nhà mẹ đẻ mà đi đâu không viết nữa!” .Chỉ chào nhỏ đang ngồi nghịch đất giữ ngôi nhà 2 tầng khang trang trống trải, anh rấm rứt:’ nó bỏ lại cả con và cả khoản nợ xây nhà đang đến kỳ đáo hạn.Tôi phải gọi người tới bán nhà ,bán đát để trả nợ .hai bố con đành về bên nội ở nhờ vậy.” Trò chuyện với anh mới biết ,thời gian đầu vợ anh rất chăm chỉ gửi tiền về cho chồng trả nợ nuôi con.Số tiền còn thừa anh hăng hái vay mượn bạn bè ,người thân để xây ngôi nhà cho khang trang sạch sẽ ,chờ ngày vợ về đoàn tụ.Nào ngờ hơn năm nay,vợ anh không tiền về nữa do có tin anh dùng tiền ăn chơi ,bồ bịch ,lăng nhăng.Rồi sự như đã bày ,chỉ tội nghiệp đứa con nhỏ còn quá ngây thơ để hiểu được sự vắng mặt bất thường của người mẹ.

Xóm Chay ,xã Canh Nậy năm vừa qua có tới hơn 17 trường hợp phụ nữ sang Đài Loan làm việc,trong số này có 8 vụ ly hôn (chiếm gần 50%).Có những vụ ly hôn chỉ bởi vì chồng ở bẩn ,hôi hám ,không chiuej được .Số còn lại đa số là bởi buồn lòng ,bức xúc vì chồng ở nhà dùng tiền  mồ hôi nước mắt của các chị ăn chơi ,bồ bịch .Tất cả những vụ đưa đơn ra tòa,không có vụ nào hòa giải thành công.

Không chỉ ở đia những xã vùng cao ,miên núi với chủ thể là những người dân tộc thiểu số mà ngay cả những xã vùng thấp ,tình trạng này cũng diễn ra hết sức “sôi nổi”.Nguyên nhân chủ yếu được các cặp vợ chồng đưa ra khi xin tòa chấp nhận ly hôn là do người chồng ở nhà không chịu làm ăn ,có quan hệ lăng nhăng….Nhiều người đàn ông ngậm đắng nuốt cay khi vợ đâm đơn ra tòa đòi ly hôn để lại món nợ vay để nộp thế chấp cho vợ đi XKLD gần trăm triệu đồng chưa trả.Có người lại vay tiền mua xe máy ,xây nhà.Cuối cùng đành ngậm ngùi gọi bán nhà bán đất để trả nợ. Giấc mơ làm giàu đổi đời chưa thấy đâu ,chỉ thấy gia đình tan vỡ ,nợ nần chất chồng.Nhiều trường hợp bỏ con lại cho ông ba rồi bản thân đi làm ăn xa.Những đứa trẻ lớn lên không cha ,chẳng mẹ như cây dại ven đường dễ sa vào cạm bẫy lừa lọc

Chánh toàn án nhân dân huyện Yên Thế -Nguyễn Đức Tiếp lôi ra 1 tập danh sách dài dằng dặc những vụ ly hôn mà tòa đã xử với giọng điệu chán nản :”

“Bốn tháng đầu năm, chúng tôi vừa xử vừa hoãn gần 50 vụ. Những năm trước, trung bình hơn trăm vụ một năm nhưng năm 2011 đỉnh điểm lên tới gần 200 vụ. Mà lạ cái là toàn phụ nữ đến nộp đơn đòi ly hôn bằng được, nhiều cô còn vứt bỏ tất cả tài sản, thậm chí cả con cái cho chồng rồi xách túi đi biệt. Tôi làm việc ở tòa án hơn 30 năm nay, việc phụ nữ đâm đơn đòi bỏ chồng trước nay làm gì có đâu”.

Theo số liệu của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Yên Thế, trong năm năm gần đây, số lượng người đi xuất khẩu lao động trên địa bàn khoảng gần 10 nghìn lượt người. Số lao động này đã mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể đối với các gia đình và địa phương. Rất nhiều người đi lao động xuất khẩu trở về đều có cuộc sống khá giả, no đủ hơn nếu chí thú làm ăn. Tuy nhiên, đã có không ít người bị cám dỗ vật chất làm cho sa ngã, hư hỏng khiến gia đình tan vỡ, cuộc sống không biết đến tương lai.

Trở lại với vấn nạn ly hôn trong các gia đình trẻ ở Yên Thế. Ðó là hệ quả của phong trào xuất khẩu lao động rầm rộ trong khoảng chục năm trở lại đây. Nhưng rõ ràng đó không phải là nguyên nhân chính khiến tình trạng ly hôn ở vùng quê nghèo này gia tăng đột biến. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết những trường hợp ly hôn đều là những gia đình trẻ, thậm chí chỉ vừa hết tuổi vị thành niên. Hầu hết những người này chưa ý thức được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; số khác thậm chí lập gia đình do bố mẹ ép cưới. Chính vì vậy, chỉ cần một tác động xấu, dù là rất nhỏ, sự gắn kết gia đình vốn đã lỏng lẻo lập tức đổ vỡ.

Hệ lụy của vấn nạn ly hôn ở vùng quê nghèo Yên Thế, không chỉ làm mất đi những giá trị đạo đức truyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ tương lai. Phải nhìn nhận việc giáo dục đạo đức lối sống, công tác hòa giải, phổ biến pháp luật chưa thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó, là sự thiếu quan tâm của cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể địa phương đối với đời sống người dân, nhất là người lao động xuất khẩu sau khi về nước. Hàng trăm vụ ly hôn trong một năm chỉ ở một vùng quê nghèo, những con số đang tự nó gióng lên những hồi chuông cảnh báo đầy sức nặng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *