Thị trường Ma-lai-xi-a vẫn khó tuyển dụng lao động

QĐND –  Ma-lai-xi-a vốn được coi là thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính của Việt Nam, nhưng phần lớn lao động lại không muốn sang thị trường này làm việc… Công tác tuyển dụng lao động còn khó khăn.

Ngay từ năm 2002, ViệtNamchính thức đưa người lao động sang làm việc tại Ma-lai-xi-a. Từ đó đến nay, đã có hơn 190.000 lượt người lao động sang làm việc tại 12/13 bang của Ma-lai-xi-a, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 138 doanh nghiệp được phép đưa người lao động sang làm việc tại Ma-lai-xi-a.

Sau sự cố Li-bi khiến hơn 10.000 người lao động Việt Nam phải về nước, Bộ LĐ-TB&XH đã chuyển hướng phát triển và mở rộng khai thác đưa người lao động sang thị trường Ma-lai-xi-a, mục đích là xây dựng thị trường trọng điểm của đề án hỗ trợ các huyện nghèo đi XKLĐ.

 
Lao động Việt Namlàm việc tại Nhà máy điện tử Renesas, bang Penang, Ma-lai-xi-a. (Ảnh do Cục Quản lý lao động ngoài nước cung cấp).

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay người lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xi-a có mức lương cơ bản khoảng 21RM/ngày, cộng với các khoản tiền làm thêm giờ, thu nhập của người lao động đạt khoảng 750RM/tháng (5 triệu Việt Nam đồng/tháng). Đây là mức thu nhập thấp, chưa tạo được hấp dẫn đối với người lao động. Còn theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước: Mặc dù thị trường Ma-lai-xi-a đang khát nhân lực, nhưng người lao động ViệtNamvẫn còn e ngại do thiếu thông tin. Cùng với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng lao động, giữ vững thị trường và bảo đảm môi trường pháp lý cho người lao động tại thị trường này để họ yên tâm làm việc. Hiện nay, phần lớn người lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xi-a đến từ vùng nông thôn, miền núi, trình độ học vấn hạn chế, nên việc chưa tìm hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ trong các hợp đồng lao động, dẫn đến thua thiệt trong việc giải quyết tranh chấp quyền lợi đã tạo ấn tượng không tốt đối với thị trường Ma-lai-xi-a. Thêm vào đó, do người lao động Việt Nam làm việc rải rác ở hàng trăm doanh nghiệp tại 11 bang của Ma-lai-xi-a, nên rất khó khăn trong công tác quản lý vì thiếu thông tin. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp sau khi đưa người lao động đi làm việc tại Ma-lai-xi-a đã không bố trí đại diện ở địa phương sở tại để quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do vậy, trong một số trường hợp khi quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam bị xâm hại, doanh nghiệp không thể bảo vệ họ kịp thời. Những vấn đề trên chính là lời giải cho bài toán tại sao phía Ma-lai-xi-a đang trải thảm đỏ với lao động Việt Nam, nhưng số lượng người đăng ký đi Ma-lai-xi-a vẫn rất ít.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay một số doanh nghiệp vẫn duy trì đưa lao động sang Ma-lai-xi-a, nhưng với số lượng rất ít, chủ yếu làm để giữ thị trường. Chúng tôi cho rằng, để tạo sự hấp dẫn và phát triển thị trường Ma-lai-xi-a, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thông tin thông suốt về hợp tác lao động giữa cơ quan quản lý nhà nước của hai nước, giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Ma-lai-xi-a để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó phải có những chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước về hợp tác xuất khẩu lao động. Đồng thời, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và giám sát chặt chẽ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở Ma-lai-xi-a; tăng cường trách nhiệm của Ban Quản lý lao động và chuyên gia trong việc xử lý các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi cho người lao động; cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động trước khi xuất cảnh./.

Khi mới khai thác thị trường Ma-lai-xi-a (tháng 4-2002), đã có tới 21.240 lao động xuất cảnh sang Ma-lai-xi-a làm việc. Năm 2003, lao động Việt Nam đăng ký sang Ma-lai-xi-a đạt mức kỷ lục 38.227 người. Thế nhưng đến năm 2008, số lượng giảm xuống còn 7.810 người và tiếp tục tuột dốc xuống 2.792 người vào năm 2009. Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, số lượng đăng ký đi XKLĐ sang Ma-lai-xi-a sụt giảm, sẽ tác động không nhỏ đến mục tiêu đưa

                                                                                                                                                                                Lan Hương(Báo QĐND)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *