Thêm cơ hội cho lao động sang Hàn Quốc làm việc

NDĐT- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, kỳ thi tiếng Hàn dành riêng cho 2.000 lao động về nước đúng thời hạn có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 30 tháng 12. Dưới đây là trao đổi của phóng viên với ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC), về vấn đề này.

Ông Phan Văn Minh - Giám đốc trung tâm lao động nước ngoài
Ông Phan Văn Minh - Giám đốc trung tâm lao động nước ngoài

Ông Phan Văn Minh

* Xin ông cho biết thông tin mi nht v k thi tiếng Hàn đi vi lao đng v nước đúng thi hn mun tr li Hàn Quc làm vic?

Ông Phan Văn Minh: Đây là chương trình tái tuyển dụng đối với các lao động tuân thủ theo đúng thời hạn hợp đồng lao động và là chính sách hoàn toàn mới đối với lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Trước mắt, chương trình áp dụng thí điểm tại hai quốc gia Việt Nam và Thái-lan.

Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc tại Hàn Quốc (còn gọi là chương trình EPS) có hiệu lực từ tháng 8 năm 2004. Hiện Việt Nam đã có hơn 60 nghìn lao động trong nước sang Hàn Quốc làm việc. Năm 2011, phía bạn cấp phép cho 45.000 lao động nước ngoài vào làm việc, và Việt Nam đã đưa 12.657 người sang làm việc, đứng đầu trong 15 quốc gia phái cử lao động tới Hàn Quốc.

Chính sách mới này nhằm giảm tình trạng lao động Việt Nam hoàn thành xong hợp đồng không về nước. Trong tháng 8-2011, tỷ lệ lao động ở lại bất hợp pháp của lao động Việt Nam lên tới gần 50%. Nhờ những biện pháp can thiệp tích cực từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ này trong tháng 9 chỉ còn gần 30%.

Đối tượng tham dự kiểm tra tiếng Hàn lần này là những lao động kết thúc hợp đồng lao động và về nước đúng thời hạn. Thời điểm về nước tính từ sau ngày 1-1-2010. Ứng viên đăng ký sinh trong thời gian từ ngày 8-12-1971 tới ngày 7-12-1993; chưa có tiền án, chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc và không bị cấm xuất cảnh.

Kỳ thi diễn ra trên máy tính từ ngày 26 đến 30-12 năm nay tại địa điểm duy nhất – cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội). Để thuận lợi cho người lao động ở các vùng sâu, vùng xa, OWC phối hợp cùng sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố tổ chức tiếp nhận đăng ký trong ba ngày, từ 7 đến 9 tháng 12 năm 2011 tại ba địa điểm.

Cụ thể là:

– Lao động có hộ khẩu thường trú thuộc các tỉnh từ Ninh Bình trở ra: Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, số 285 đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

– Lao động có hộ khẩu thường trú của các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên – Huế: Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, đường Hồ Thông Thốc, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

– Lao động có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau: Văn phòng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại TP Hồ Chí Minh, số 45 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

* Khi đăng ký, người lao đng cn nhng giy t và th tc gì?

Ông Phan Văn Minh: Từ danh sách đăng ký tại Hà Nội, Vinh, TP Hồ Chí Minh, OWC đề xuất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tập hợp đưa vào máy tính lựa chọn ngẫu nhiên để lựa chọn 400 thí sinh sẽ tham dự kiểm tra đợt đầu tiên từ ngày 26 đến 30 tháng 12. Danh sách này sẽ được công bố ngày 22-12, số còn lại sẽ tham gia kiểm tra trong quý 1 năm sau.

Nội dung kiểm tra gồm 50 câu hỏi chủ yếu lựa chọn từ ngân hàng câu hỏi của cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc đã công bố trên mạng. 10% câu hỏi được bổ sung ngoài ngân hàng câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Người dự thi không được sử dụng điện thoại di động, cassette, PDA, máy nghe nhạc MP3, kim từ điển và các thiết bị điện tử khác trong quá trình làm bài.

Ngày 4-1-2012, kết quả kiểm tra sẽ được thông báo tại các trang thông tin điện www.ttldnnvietnam.gov.vn và www.eps.go.kr, www.epstopik.hrdkorea.or.kr

* Ông có th cho biết v s lượng tham gia chương trình này? Liu h có ưu thế hơn so vi lao đng chưa tng sang làm vic ti Hàn Quc?

Ông Phan Văn Minh: Theo danh sách từ phía bạn cung cấp, đối tượng lao động về nước đúng thời hạn vào khoảng 2.000 người. Nếu triển khai tốt, chương trình này có thể diễn ra định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý tại Việt Nam cho những đối tượng có nhu cầu.

Cũng cần chú ý, nếu thí sinh không phải là lao động kết thúc hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn, kết quả kiểm tra sẽ được đánh giá không hợp lệ. Những thí sinh đạt yêu cầu về tiếng Hàn có thể rút ngắn các thủ tục tái nhập cảnh, được đăng ký và bố trí việc làm nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc người lao động đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn chỉ đủ điều kiện làm hồ sơ đăng ký dự tuyển, chứ không chắn chắn sẽ được ký hợp đồng để đi làm việc tại Hàn Quốc. Đạt đủ điều kiện về tiếng Hàn, hồ sơ của người lao động sẽ được đưa lên mạng, chuyển cho người sử dụng lao động nước bạn tuyển dụng. Trong hồ sơ sẽ có thêm thông tin về nơi từng làm việc.

Thông tin về kỳ thi này được công khai, minh bạch trên website của OWC và phương tiện thông tin đại chúng cho người lao động biết. Sau khi đăng ký và biết mình có tên trong danh sách dự thi, người lao động sẽ tham dự kỳ kiểm tra tại cơ sở đào tạo của OWC, thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.

* Nếu thêm 2.000 lao đng na liu có làm gim ch tiêu ca s lao đng sang Hàn Quc sp ti? Ông có th nói v trin vng xut khu lao đng trong thi gian ti sang Hàn Quc?

Ông Phan Văn Minh: Số lao động sẽ được tái tuyển dụng sang Hàn Quốc làm việc không ảnh hưởng chỉ tiêu 15.000 lao động sẽ sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm nay. Đây là hai chỉ tiêu khác nhau.

Kết quả hợp tác lao động của Việt Nam với Hàn Quốc trong chương trình EPS thời gian qua rất tốt. Việt Nam luôn là nước dẫn đầu trong số 15 nước tham gia chương trình này. Thời gian qua, tình trạng lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng trong khi đang còn thời hạn làm việc hoặc ở lại cư trú bất hợp pháp sau khi kết thúc hợp đồng lao động tăng khá cao. Trước tình trạng này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thực hiện đề án ngăn ngừa các tình trạng trên. Bước đầu triển khai, dự án đã có những kết quả bước đầu. Chúng tôi tin rằng, hợp tác lao động giữa Việt Nam – Hàn Quốc theo chương trình EPS trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển.

* Ông có đưa ra li khuyên nào đi vi các lao đng sp hết hn làm vic ti Hàn Quc?

Ông Phan Văn Minh: Đối với những lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc sắp kết thúc hợp đồng lao động về nước, tôi biết nhiều cá nhân mong muốn tiếp tục ở lại làm việc. Nhiều người nghĩ sau khi về nước sẽ không có cơ hội nữa và đã chọn con đường ở lại bất hợp pháp. Chúng tôi lưu ý rằng, nếu đã trở thành lao động bất hợp pháp, họ không bao giờ có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc nữa. Với quy định tổ chức kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động về nước đúng thời hạn sau khi kết thúc hợp đồng, cơ hội dự tuyển trở lại đi làm việc tại Hàn Quốc rất cao. Đối tượng này chắc chắn có thuận lợi vì đã có kinh nghiệm làm việc, ngôn ngữ tốt, nếu chủ sử dụng lao động có nhu cầu thì cơ hội tuyển dụng lại rất cao. Tôi xin khẳng định, khả năng trở lại làm việc đối với những lao động về nước đúng thời hạn là hoàn toàn có thể.

Xin cm ơn ông!

* V gii pháp ngăn nga tình trng gian ln trong k thi tiếng Hàn din ra trong ngày 17 và 18 tháng 12 ti, ông Phan Văn Minh khng đnh:Người lao động chưa học hoặc mới học tiếng Hàn không nên tham gia thi lần này để đỡ tốn kém chi phí đi lại, ăn ở. Thí sinh không thể hy vọng vào sự trợ giúp của các đối tượng cò mồi nhằm sử dụng các biện pháp gian lận trong thi cử như nhờ thi hộ, nhắc bài qua điện thoại, máy tính…Nghe theo “cò” có thể bị mất tiền oan. Không có chuyện không cần học tiếng Hàn vẫn thi đỗ.Đây là kỳ thi có số lượng thí sinh tăng đột biến với gần 67.000 người đăng ký do là kỳ thi duy nhất trong năm. Nhiều địa phương có số lượng thí sinh tăng gấp ba lần. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã mời các cơ quan chức năng, Bộ Công an, công an các địa phương tham gia và sẽ áp dụng những biện pháp tích cực và chặt chẽ nhất để bảo đảm nghiêm túc, công bằng.Trong 15.000 chỉ tiêu cho lao động sang Hàn Quốc làm việc năm nay, có 1.000 chỉ tiêu cho ngành nông nghiệp, 1.000 cho xây dựng; 1.300 cho ngư nghiệp và 11.700 cho sản xuất – chế tạo.

(Theo Báo Nhân dân điện tử)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *