Quyền lợi tu nghiệp sinh – Ai đứng ra bảo vệ???

Nhiều tu nghiệp sinh do công ty xuất khẩu lao động hàng không đưa sang nhật làm việc ,đã bị chủ đơn phương hủy hợp đồng và bị tố cáo trốn khỏi nơi làm việc.Thậm trí ,1 số tu nghiệp sinh nữ còn bị cáo buộc …bán dâm ,đang lang thang trên đường phố nhật bản

Đuổi về nước không lý do….

Trịnh thùy linh được công ty XKLD Alsimexco đưa sang nhật làm việc cho nghiệp đoàn JA HAGANO với thời hạn3 năm .Công việc cụ thể của linh là trồng dâu ,nhưng chưa đầy 1 năm thì cô bất ngờ bị chủ cáo buộc bỏ trốn khỏi nơi làm việc và đơn phương chấm dứt hợp đồng.Giấu tiếng thở dài ,Linh cho chúng tôi biết :” Tôi được chủ cho ở chung với những người Trung Quốc trong căn phòng ở ngoài đồng.Tháng đầu tiên tôi nhận được 30.000 yên ,trong đó theo hợp đồng với công ty Alsimexco ở Việt Nam là 60.000 yên /tháng và tiền ăn ở ,chi phí tháng đầu được trợ cấp.Sau 6 tháng làm việc thì xảy ra những bất đồng với người ở chung phòng ,tôi đã trình bày với nghiệp đoàn và mong đc giúp đỡ.Thế nhưng rắc trối không được giải quyết mà còn kèm theo lời đe dọa  không chịu được thì về nước !!!”

Linh cho biết ,cô có gửi thông báo báo cáo tình hình của mình với công ty Alsimexco và đại sứ quán Việt nam tại Nhật. Sau khi gửi đơn ,bất ngờ đầu tháng 6 ,chủ nghiệp đoàn đơn phương cắt hợp đồng ,không cho cô làm việc và mua vé máy bay cho cô về.Không cho làm việc và mua vé ma bay cho cô về Việt Nam.Không đồng ý vì không có lỗi nên Linh đã yêu cầu nghiệp đoàn phải xác nhận không vi phạm hợp đồng. Để đáp trả lại  ,phía Nhật Bản đã “vứt hành lý “cua Linh ra khỏi phòng và dọa nạt cô.Linh đã đến đồn cảnh sát để trình báo và nhờ người đi đường  cho mượn điện thoại cầu cứu người thân.Trong khi chờ giải cứu ,cô phải ở trong nhà vệ sinh của công viên đến hơn 11 giờ đêm.Tối hôm đó ,người thân của cô đến đón Linh về nhà thì sáng hôm sau nghiệp đoàn ký xác nhận gửi bằng fax cho Linh với nôi dung cô không vi phạm hợp đồng

Để có tiền chi phí đi Nhật là 3.500 USD.Số tiền này được vay với lãi suất của “chợ đen” nên tính tới nay ,cả gốc và lãi đã lên tới 300 triệu đồng

 

Cáo buộc …bán dâm???

P.T.B.N làm việc cho nghiệp đoàn KENSEN APARAL cũng bị đơn phương cắt hợp đồng và đuổi ra khỏi phòng trọ. Đến nay sau hơn 2 tháng, vụ việc vẫn chưa được giải quyết và N. vẫn đang còn lang thang bên Nhật. Theo lời của bà Nước – chị của N., nghiệp đoàn này không chịu trả lương cho N. mà chuyển vào ngân hàng. Sau 6 tháng làm việc, N. yêu cầu đưa tiền để gửi về nhà thì chủ tỏ ra khó chịu. Sau hơn 18 tháng làm việc, lần thứ 3 chủ đưa tiền công cho N. gửi về Việt Nam, đồng thời đưa luôn vé máy bay cho cô về nước. Không đồng ý với quyết định này, N. bị đuổi ra khỏi phòng trọ. Sau đó, TNS này còn bị chủ tố ngược lại là có hành vi bán dâm vì có bao cao su và thuốc ngừa thai trong hành lý. Trong khi chưa xác minh sự việc, người môi giới là ông Mashiko và bà Xuân (người môi giới lao động của Công ty Alsimexco) đã thông báo với gia đình rằng N. đã trốn khỏi nơi làm việc. Trước đó, để tránh tình trạng bị nghiệp đoàn cho rằng trốn, N. đã thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam và JITCO (Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản) và nhờ giúp đỡ.

 

Trong thư khiếu nại gửi Công ty Alsimexco, bà Trần Thị Kim Quang – mẹ TNS Lê Thị Triều đặt vấn đề tại sao hợp đồng ký với công ty là 60.000 yen/tháng nhưng thực nhận chỉ có 30.000 yen/tháng, ép con bà phải ký lại hợp đồng… Theo thông tin từ một số TNS đang ở Nhật, các rắc rối mà họ gặp phải đều không được Công ty Alsimexco giải quyết, họ hầu như không có người phiên dịch lại cho chủ mà phải tự thân vận động và điều đó không tránh khỏi việc hiểu lầm từ phía chủ nghiệp đoàn.

 

Những sự việc nêu trên đã diễn ra trong thời gian khá lâu, gia đình TNS đã gửi đơn đến Cục Quản lý lao động ngoài nước nhờ can thiệp giải quyết để đưa N. về. Ngày 27.4, Cục này đã yêu cầu Công ty Alsimexco kiểm tra, xác minh nội dung đơn kêu cứu và khẩn trương làm việc với đối tác để giải quyết đưa N. về nước, đồng thời báo cáo với Cục trước ngày 7.5. Thế nhưng, sau gần 2 tháng, N. vẫn chưa được về Việt Nam. Ngày 29.6, ông Trần Quốc Thuấn – Giám đốc Công ty Alsimexco cho biết đã nhận đơn kêu cứu và đang có kế hoạch sang Nhật để tìm hiểu giải quyết vụ việc. “Hiện chưa biết TNS đúng hay phía nghiệp đoàn đúng, phải đợi công ty tìm hiểu rồi mới có thể trả lời chính xác” – ông Thuấn nói. Trong khi chờ Công ty Alsimexco tìm hiểu thì N. vẫn còn lang thang xứ người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *