“Trách nhiệm giải quyết thanh lý hợp đồng giữa người lao đông với Công ty TNHH Thương mai Quốc tế (TRADECO) thuộc về Ban quản lý XKLĐ huyện Võ Nhai… Về phía Ngân hàng chúng tôi sẽ khoanh nợ cho người lao động trong vòng 5 năm với mức lãi suất 0% theo quy định xử lý rủi ro”.
Lao động sẽ được khoanh nợ
Ông Hoàng Long Giáp cho biết: Đối với những lao động phải về nước trước hạn như anh Vũ Đức Luận, Tô Văn Hùng và Nguyễn Văn Đức, theo quy định xử lý rủi ro, ngân hàng Chính sách xã hội tạm thời sẽ khoanh nợ cho lao động trong vòng 5 năm. Thời gian khoanh nợ, người lao động sẽ không phải trả lãi vay.
Anh Luận và anh Hùng sẽ được Công ty TRADECO thanh lý hợp đồng trong những ngày tới. |
Ông Giáp cũng cho biết, năm 2008 khi các lao động mới về nước, Ngân hàng Chính sách huyện có liên hệ được với Công ty THHH Thương mại Quốc tế (TRADECO) thì được biết công ty có mời lao động xuống giải quyết một hai lần nhưng không đi đến thống nhất. Sau đó Ngân hàng cũng không liện hệ được với công ty.
Về trách nhiệm giải quyết lao động về nước trước hạn chưa được Công ty TRADECO thanh lý hợp đồng, ông Giáp cho rằng: Trách nhiệm thuộc về Ban chỉ đạo XKLĐ của huyện Võ Nhai.
Ông Hoàng Long Giáp cho biết: Tình trạng lao động về nước trước hạn đến thời điểm này còn nợ ngân hàng không chỉ có 3 trường hơp của Anh Luận, anh Hùng, anh Đức. Hiện tại còn một số lao động đi Malaysia, Nga về nước trước hạn hiện vẫn còn nợ động Ngân hàng chính sách huyện Võ Nhai cũng chưa được giải quyết. |
“Doanh nghiệp do Ban chỉ đạo XKLĐ huyện giới thiệu có đủ giấy phép được huyện giới thiệu xuống xã, thấy có đủ điều kiện thì chúng tôi thực hiện cho lao động vay. Bây giờ giải quyết rủi ro giữa doanh nghiệp và người lao động trách nhiệm thuộc về Ban Quản ly XKLĐ huyện.
Việc xử lý rủi đúng ra phải có xác nhận của doanh nghiệp, ngân hàng cũng đã báo cáo với Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh và đơn vị chủ quản là Sở LĐTB&XH Thái Nguyên, nhưng sau đó cũng chẳng thấy gì. Chúng tôi không biết công ty ở đâu, liên lạc điện thoại thì không được”, ông Giáp nói.
Ông Giáp cho rằng: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Võ Nhai đã làm hết trách nhiệm, nhưng đến nay quyền lợi chính đáng của các lao động vẫn chưa được giải quyết.
Doanh nghiệp sẽ thanh lý hợp đồng với lao động
Được biết, Ngân hàng Chính sách huyên Võ Nhai đã báo cáo tình hình lao động đi Maldivess về nước trước hạn của anh Luận, anh Hùng với UBND huyện Võ Nhai và huyện đã báo cáo tỉnh Thái Nguyên nhiều lần, tỉnh cũng đã báo cáo với Bộ LĐTB&XH nhưng đến thời điểm này quyền lợi của các lao động vẫn chưa được giải quyết.
Mới đây, tiếp tục liện hệ với ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB – XH) VietNamNet được ông Quỳnh cho biết: Công ty TRADECO hoàn toàn chưa phá sản như lao động phản ánh. Hiện Cục đã có công văn yêu cầu doanh nghiệp báo cáo sự việc rồi sau đó Cục sẽ có hướng giải quyết.
Theo danh sách Doanh nghiệp XKLĐ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, chúng tôi liên hệ được với ông Phạm Đức Vương, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế TRADECO.
Ông Vương cho biết, ngay sau khi có thông tin VietNamNet nêu, công ty đã có công văn gửi cho UBND các xã có lao động và đề nghị lao động lên công ty để giải quyết.
Tuy nhiên, khi được hỏi về phương án thanh lý đối với anh Luận và anh Hùng, thì ông Vượng không cho biết phương án cụ thể mà chỉ nói: “Chúng tôi sẽ gọi lao động lên trao đổi, bàn bạc để bên đi đến phương án thanh lý hợp tính hợp lý”.
Theo ông Vương, khi anh Luận và anh Hùng về đi XKLĐ tại Maldives về nước trước hạn, công ty đã gọi xuống thanh lý hợp đồng rồi nhưng cả hai bên đều không đi đến mức thanh lý thỏa đáng, do vậy mới dẫn tới tình trạng suốt gần 4 năm qua hợp đồng giữa hai bên chưa được thanh lý.
“Có trường hợp lao động đi Maldives cùng tháng về cùng tháng với anh Luận, anh Hùng chúng tôi đã thanh lý mức 15 triệu đồng/ người. Nhưng khi tiến hành thanh lý với anh Luận anh Hùng thì cả hai anh không đồng ý”, ông Vương cho biết.
Đối với trường hợp của anh Đức, ông Vương cho biết hiện Công ty đã tiến hành thanh lý xong với lao động ngay từ sau khi anh Đức về nước với mức 4,5 triệu đồng vì lao động đã làm việc được 4 tháng.
Nhưng khi được hỏi, tại sao khi gặp rủi ro không có việc làm công ty không mua vé máy bay cho anh Đức về nước mà bắt anh phải tự bỏ tiền mua vé về, thì được ông Vương cho rằng: Lúc đó do điều kiện doanh nghiệp khó khăn nên người lao động cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Vũ Điệp