Lao động Việt Nam trốn khỏi Hàn Quốc vì 630 USD?

Người lao động bị thu phí cao đã bỏ ra ngoài làm việc chỉ là lý do biện minh cho hành động vô kỷ luật.

Tối 28/10, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và  xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã tham gia chương trình: “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” nhằm giải đáp những thắc mắc của người dân về vấn đề Hàn Quốc tạm dừng việc tuyển dụng lao động ViệtNam.

Bộ trưởng cho biết, từ năm 2004, phía Việt Nam và Hàn Quốc đã ký một bản ghi nhớ về việc lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Từ đó tới nay, số lao động ViệtNamsang Hàn là khoảng 70 nghìn lao động.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người lao động đã hết hạn hợp đồng (4 năm 10 tháng) đã không về mà ở lại nên phía Hàn Quốc đã tạm hoãn việc gia hạn hợp đồng lao động sang Hàn Quốc nhằm tìm ra giải pháp tích cực đưa người lao động Việt Nam về nước để đảm bảo đúng pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc.

Cuối năm 2011, Bộ Lao động – Thương binh và  xã hội đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế việc lao động ViệtNambỏ trốn. Bên cạnh làm việc làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho người lao động cũng như gia đình người lao động, Bộ còn tiền hành tổ chức hội nghị phối hợp với phía Hàn Quốc, cùng các tỉnh có nhiều lao động xuất khẩu để bàn ra các biện pháp thích hợp. Ngoài ra, Bộ còn ký hợp tác với Đoàn TNCSHCM, Hội CCB, Hội Nông dân để tiến hành vận động con em thực  hiện tốt các nguyên tắc cũng như hợp đồng lao động.

 

Xuat khau lao dong

    Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và  xã hội Phạm Thị Hải Chuyền

Lý giải việc người lao động bị thu phí cao nên đã bỏ ra ngoài làm việc thì Bộ trưởng cho rằng đó chỉ là một lý do biện minh cho hành động vô kỷ luật. Chi phí mà người lao động phải bỏ ra chỉ là 630 USD lệ phí trong đó bao gồm tiền tập huấn, visa, vé máy bay. Và khi sang Hàn Quốc, họ phải nộp thêm 500 USD nữa để làm quỹ bảo hiểm thân thể, rủi ro cho mình. Và số tiền này sẽ được trả lại cho họ khi họ hết hạn hợp đồng.

Cá biệt có một số trường hợp do thiếu hiểu biết nên  người lao động đã mất một khoảng tiền không nhỏ cho các đường dây môi giới. Bộ trưởng khuyến khích nếu như phát hiện bất kỳ trường hợp nào như vậy thì có thể báo cáo lại để ngăn chặn lại tình trạng làm ăn phi pháp đó.

Nhắc lại vụ 14 lao động thiệt mạng ở xưởng may của Nga, Bộ trưởng cho biết đây là một tình trạng cảnh báo cho vấn đề xuất khẩu lao động bất hợp pháp. Để không vô tình rơi vào mạng lưới lao động bất hợp pháp, trước tiên những người lao động cần tìm hiểu kỹ tổ chức đưa lao động đi từ đó sẽ rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi của người lao động.

Từ việc Hàn Quốc ngừng tuyển lao động đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu về vấn đề giáo dục ý thức cho người lao động: ý công dân, ý thức tự trọng và ý thức chấp hành pháp luật. Và đặc biệt, những người thâm trong gia đình cũng cần có trách nhiệm giáo dục ý thức cho người lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *