Quy định về chế độ đóng BHXH
|
Quy định về chế độ đóng BHXH Hỏi: Người lao động nước ngoài tham gia đóng bảo hiểmxã hội có phải nộp toàn bộ mức phí không? Trả lời: Hiện nay đang thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội tổng hợp, chia làm bảo hiểm sự cố phổ thông(Trợ cấp sinh đẻ, ốm đau, chữa bệnh, tàn phế, hưu trí, tử vong …) và bảo hiểm tai nạn chức vụ (bao gồm trợ cấp ốm đau, chữa bệnh, tàn phế, tử vong …)Nhưng vẫn chưa thể dựa vào các sự cố khác nhau để tính ra mức phí bảo hiểm.Bởi vậy người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm sự cố phổ thông, mức phí bảo hiểm là 5,5% tính theo mức tiền lương cơ bản hàng tháng. Hỏi: Mức phí bảo hiểm mà người lao động đóng góp theo tỷ lệ như thế nào ? Trả lời: Căn cứ quy định tại điều 15 của Điều lệ bảo hiểm lao động, người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm lao động phải trả phí bảo hiểm sự cố phổ thông là 20% của mức quy định.Đơn vị mua bảo hiểm phải đóng góp 70%,chính phủ đóng góp 10%.Phí bảo hiểm tai nạn chức vụ hoàn toàn do đơn vị mua bảo hiểm đóng góp. Người đang tham gia đóng bảo hiểm mà bị chết, thì phí đóng góp bảo hiểm được tính đến ngày người tham gia bảo hiểm tử vong. Hỏi: Khi đơn vị đóng bảo hiểm báo ít đi mức tiền lương của lao động tham gia bảo hiểm, sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Trả lời: Tính từ ngày phát sinh sự việc, căn cứ theo mức phí bảo hiểm bị đóng ít đi bao nhiêu, đơn vị đóng bảo hiểm sẽ bị phạt gấp 3 lần.Ngoài ra, nếu người lao động bị tổn thất bao nhiêu, đơn vị đóng bảo hiểm sẽ phải bồi thường bấy nhiêu. Quy định đối với cá nhân và đơn vị đóng bảo hiểmHỏi: Người lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc sẽ tham gia bảo hiểm lao động như thế nào? Trả lời: Khi người lao động nước ngoài đăng ký tham gia đóng bảo hiểm, cần phải xuất trình văn bản mà cơ quan sự nghiệp quản lý xác nhận, thẻ cư trú của người lao động nước ngoài hoặc bản photo copy hộ chiếu. Hỏi: Người lao động trong thời gian thử việc, đơn vị đóng bảo hiểm có được tạm thời chưa đăng ký tham gia đóng bảo hiểm mà có thể đợi đến khi kết thúc thời gian thử việc mới đăng ký tham gia đống bảo hiểm không? Trả lời: Căn cứ theo “Điều lệ bảo hiểm lao động”điều 11 quy định: các đơn vị tham gia đóng bảo hiểm đều tính từ “ngày đến nhận việc” của người lao động. Đơn vị đóng phải lập danh sách người tham gia đóng bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.Không kể là “thời gian thử việc”đơn vị đóng bảo hiểm vẫn phải đăng ký tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động ngay từ ngày đầu tiên đến nhận việc. Hỏi: Người lao động đăng ký tham gia bảo hiểm từ khi nào? Trả lời: Ngay từ ngày đến nhận việc. Hỏi: Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu từ khi nào? Trả lời: Ngay từ ngày đến nhận việc, nếu đăng ký tham gia bảo hiểm thì hiệu lực bảo hiểm bắt đầu trong ngày hôm đó.Nếu kéo dài thời gian thông báo, hiệu lực bảo hiểm cũng sẽ bắt đầu kể từ ngày đăng ký. Vấn đề chi trả bảo hiểmHỏi: Khi người lao động nước ngoài bị thương, có được nhận trợ cấp thương tật không? Trả lời: Được.Nếu như người lao động nước ngoài phát sinh thưong tật phổ thông hoặc có bệnh phải nằm viện điều trị, không thể làm việc được, thậm chí không thể nhận được tiền lương nguyên vẹn , người đang điều trị bệnh đều có thể xin trợ cấp chữa bệnh ngay từ ngày thứ tư tính từ khi không thể làm việc được. Hỏi: Người lao động nước ngoài vì lí do bệnh phổ thông dẫn đến bị tàn phế có đươc xin trợ cấp tàn phế không? Trả lời: Được.Nếu như người lao động nước ngoài sau khi bị bệnh đã được điều trị xong, hoặc đã được nhận hết trợ cấp thương tật vì sự cố phổ thông, hoặc vì thương tật phổ thông qua chữa trị hơn một năm nhưng vẫn không thuyên giảm, như thân thể vẫn còn những thương tật phù hợp với những hạng mục quy định của tiêu chuẩn trợ cấp tàn phế, và đã được bệnh viện bảo hiểm toàn dân chẩn đoán là bị tàn phế vĩnh viễn không thể hồi phục thì có thể xin trợ cấp tàn phế. Hỏi: Người lao động phát sinh sự cố phải xin trợ cấp xã hội có bị hạn chế về thời hạn không? Trả lời: Có. Quyền được xin các hình thức nhận trợ cấp bảo hiểm, được tính từ ngày được nhận trợ cấp nhưng trong vòng 02 năm phải làm thủ tục xin. Hỏi: Khi bản thân người được bảo hiểm hoặc thân nhân người được bảo hiểm bị tử vong, tiêu chuẩn xin hỗ trợ phí mai táng như thế nào? Trả lời: Khi bản thân người được bảo hiểm hoặc thân nhân người được bảo hiểm bị tử vong, tiêu chuẩn xin hỗ trợ mai táng như sau: 1 – Khi cha mẹ, chồng(vợ) của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 03 tháng lương. 2 – Khi con đã đủ 12 tuổi của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 02 tháng lương. 3 – Khi con chưa đủ 12 tuổi của người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 01 tháng rưỡi tiền lương. 4 – Khi người được bảo hiểm bị chết, căn cứ theo bình quân tiền lương nộp bảo hiểm, mức bảo hiểm được cấp là 05 tháng lương. Hỏi: Khi người được bảo hiểm bị chết, tiêu chuẩn hỗ trợ cho thân nhân như thế nào? Trả lời: Khi người được bảo hiểm bị chết, nếu như vẫn còn vợ(hoặc chồng), con cái và cha mẹ, ông bà nội hoặc người phải nuôi dưỡng như con cháu hoặc anh chị em thì tiền hỗ trợ cho thân nhân với tiêu chuẩn như sau: A- Người nộp bảo hiểm dưới 01 năm, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được trợ cấp là 10 tháng tiền lương. B- Người nộp bảo hiểm từ 01 năm đến dưới 02 năm, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được trợ cấp là 20 tháng tiền lương. C- Người nộp bảo hiểm từ 02 năm trở lên, căn cứ theo mức tiền lương bình quân tham gia đóng bảo hiểm thì mức được cấp là 30 tháng tiền lương. D- Người bị chết do bệnh nghề nghiệp bất kể thời gian nộp bảo hiểm là bao nhiêu thì mức được cấp là 40 tháng tiền lương. Hỏi: Thứ tự thân nhân người được bảo hiểm nhận tiền hỗ trợ như thế nào? Trả lời: Thứ tự người được nhận tiền hỗ trợ như sau: 1- Vợ (hoặc chồng) và con. 2- Bố mẹ 3- Ông bà nội 4- Con cháu hoặc người phải nuôi dưỡng. 5- Anh chị em phải nuôi dưỡng. Hỏi: Khi người nước ngoài là thân nhân của người được bảo hiểm nhưng không nằm trong diện được bảo hiểm mà bị chết, có được xin tiền hỗ trợ mai táng của bảo hiểm không? Trả lời: Người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm, khi thân nhân không nằm trong diện được bảo hiểm bị chết , căn cứ theo quy định của Mục 5 Điều 43 Luật dịch vụ việc làm trước khi sửa đổi sẽ không được nhận tiền hỗ trợ mai táng cho thân nhân.Nhưng trong Luật dịch vụ việc làm sửa đổi công bố ngày 21 tháng 1 năm 2002, quy định này đã bị bãi bỏ.Sau khi Điều luật mới có hiệu lực(ngày 23 tháng 1 năm 2002) Nếu Bố mẹ, vợ(hoặc chồng), con cái người lao động nước ngoài bị chết, sẽ căn cứ theo quy định của điều 62 Luật Bảo hiểm lao động để xin trợ cấp mai táng cho thân nhân. Hỏi: Khi người lao động vì việc công mà bị thương, tiền đăng ký khám bệnh và tiền đăng ký khám và trị liệu tiếp theo sẽ do chủ sử dụng chi trả ra sao? Trả lời: Căn cứ theo quy định tại điều 59 của “Luật lao động cơ bản”, Khi người lao động bị thương hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, chủ sử dụng phải chi trả những chi phí chữa bệnh.Nhưng cùng một vấn đề, căn cứ theo điều lệ bảo hiểm lao động hoặc những pháp lệnh khác quy định, người lao động được chủ sử dụng bồi hoàn chi phí, chủ sử dụng phải chi trả cho họ.Chỉ riêng điều 44 điều lệ bảo hiểm lao động quy định: hỗ trợ chữa bệnh không bao gồm tiền đăng ký khám bệnh.Bởi vậy người lao động bị thương vì công việc, những chi phí cần thiết như tiền đăng ký khám bệnh đều do chủ sử dụng chi trả. Hỏi: Người được bảo hiểm trên đường đi làm hoặc tan ca phát sinh sự cố giao thông, có được hưởng quyền lợi của bảo hiểm tai nạn chức vụ không? Trả lời: Người được bảo hiểm trên đường đi làm hoặc tan ca trong thời gian thích đáng, trên đoạn đường bắt buộc phải đi qua kể từ nơi thường trú đi đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc trở về nếu phát sinh thương tật do sự cố giao thông, được coi như bị tai nạn lao động, được xin nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp.Nhưng người được bảo hiểm có các tình tiết sau đây sẽ không được coi là tai nạn lao động: 1. Hành vi cá nhân không cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. 2. Người lái xe chưa có bằng lái xe đúng chủng loại xe đang lái. 3. Người lái xe trong thời gian bị treo bằng lái xe, hoặc bằng lái xe hết hạn. 4. Người lái xe vi phạm luật giao thông vượt đèn đỏ ở đoạn đường giao nhau. 5. Người vượt qua đường sắt. 6. Người lái xe trong tình trạng có nồng độ rượu vượt quá quy định, người sử dụng thuốc gây nghiện, người sử dụng thuốc gây ảo giác hoặc sử dụng thuốc bị cấm. 7. Người lái xe vi phạm quy định, đi trong nhánh đường giành riêng trên đường cao tốc. 8. Người lái xe vào đường ngược chiều hoặc lái xe vượt quá tốc độ quy định, sai kỹ thuật, đi ngoằn ngèo hoặc lái xe với các phương thức nguy hiểm khác. 9. Người lái xe không theo quy định đi vào hướng xe đi lại./.
HIỀN LƯƠNG Theo http://www.evta.gov.tw/labor/disign/home6.htm
Những hồ sơ cần thiết để người lao động có thể xin được trợ cấp tử tuất ở Đài Loan:
1. Trường hợp bố (hoặc mẹ) bị chết ở Việt nam. Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận). Giấy Khai sinh của Công nhân đang làm việc ở Đài loan Giấy Chứng tử. 2. Trường hợp vợ (hoặc chồng) bị chết ở Việt Nam Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận). Giấy Chứng nhận kết hôn ở Việt Nam. Giấy Chứng tử. 3. Trường hợp con bị chết ở Việt Nam Hộ khẩu thường trú ở Việt nam (Có tên người bị chết, chú ý phần chuyển đi ở cuối trang hộ khẩu của người bị chết phải ghi rõ là ngày chết và được chính quyền ký tên, đóng dấu xác nhận).Giấy khai sinh của người con bị chết. Giấy Chứng tử. Những chứng từ trên phải dịch ra tiếng Hoa và có xác nhận công chứng của Phòng tư pháp Quận (hoặc Huyện). Đưa đến Cục lãnh sự – Bộ Ngoại Giao để được công chứng. Hồ sơ đã được công chứng tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao mang đến Văn phòng Văn hoá – Kinh tế Đài Loan tại Hà Nôi (hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh) để công chứng xác nhận. Sau khi đã làm đủ 03 bước như trên, bộ hồ sơ dịch công chứng phải chuyển sang Đài Loan.Công ty môi giới Đài Loan và chủ sử dụng sẽ kết hợp để làm các thủ tục xin tiền trợ cấp tử tuất cho người lao động.Trong thời gian khoảng 30 ngày kể từ khi nộp hồ sơ cho Cục bảo hiểm Đài Loan, tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người lao động hoặc người được hưởng.Trường hợp người lao động đã về nước thì cần để lại số tài khoản để phía Đài Loan sẽ chuyển trực tiếp tiền trợ cấp cho người được hưởng./. |
Nguồn tin: Chu Hiền Lương
Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động -Xuất khẩu lao động |