Khi nói đến đi xuất khẩu lao động chúng ta không thể không nhắc đến hai đối tác lớn của Việt Nam đó là Đài Loan và Nhật Bản. Hai thị trường này đã được chính phủ Việt Nam khai thác trong thời gian dài nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Ngành nghề đa dạng, thu nhập hấp dẫn, chi phí thấp, lại gần về khoảng cách địa lý nên Nhật Bản và Đài Loan luôn là điểm đến của đông đảo người lao động Việt Nam. Nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động nhưng suy nghĩ không biết nên chọn Nhật Bản hay Đài Loan thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Thị trường Đài Loan
Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan là một trong các thị trường trọng điểm của khu vực Đông Bắc Á tiếp nhận lao động Việt Nam. Vào thời điểm dịch bệnh Covid 19, tất cả các thị trường xuất khẩu lao động gần như đóng băng, kể cả Đài Loan. Tuy nhiên, trong năm 2021 vẫn có tới 19.531 người lao động Việt Nam chọn Đài Loan là nơi làm việc. Tính đến nay, số lượng người lao động vẫn đang không ngừng tăng lên. Sở dĩ xuất khẩu lao động Đài Loan thu hút người lao động đến vậy là vì nó có nhiều ưu điểm.
Ưu điểm:
- Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan đa dạng ngành nghề cho người lao động lựa chọn.
- Đài Loan tuyển chọn lao động khá dễ tính về độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như trình độ.
- Cùng là đất nước phương Đông, Đài Loan có nhiều điểm tương đồng về khí hậu cũng như văn hóa. Việc thích nghi với lao động Việt Nam cũng khá dễ dàng.
- Chi phí xuất khẩu lao động Đài Loan tương đối thấp, thời gian xuất cảnh nhanh, có những đơn hàng gần 1 tháng đã xuất cảnh
- Về chi phí sinh hoạt: Chi phí sinh hoạt tại Đài Loan không đắt so với thu nhập họ nhận về. Với chi phí ít hơn, người lao động có thể tiết kiệm được một khoản khá lớn khi về nước.
Nhược điểm:
- Với chi phí bỏ tương đối ít cũng như không yêu cầu khắt khe về trình độ, vì vậy mức lương cơ bản nhận về khoảng hơn 20 triệu/tháng (chưa tính làm thêm và trừ các khoản chi phí).
- Do tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam lớn nên nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Các lao động Việt Nam hay bị dẫn dụ và sa đà vào cờ bạc, cá độ, mại dâm, đánh nhau…nó tạo ra sự kỳ thị với người Việt Nam của người dân bản địa.
- Do tỷ lệ người lao động muốn tham gia đi Đài Loan có xu hướng tăng nên tỷ lệ chọi tham gia đơn hàng khá lớn.
2. Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản được coi là thị trường tiềm năng đối với người lao động Việt Nam chúng ta. Hiện nay, số lượng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua 2 thị trường lớn trong khu vực đó là Đài Loan và Hàn Quốc.
Ưu điểm:
- Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện tại (năm 2023) bằng hoặc thậm chí thấp hơn so với Đài Loan.
- Nhật Bản có mức lương cơ bản khá cao khoảng từ 27 – 40 triệu/tháng (chưa tính làm thêm và trừ các khoản chi phí). Sau 3 năm người lao động có thể tiết kiệm được từ 500 – 700 triệu đồng.
- Đất nước và con người phát triển, môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ phúc lợi xã hội tốt. Khi sống và làm việc tại đây bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp xúc với máy móc, công nghệ hiện đại. Không những thế bạn còn được đào tạo kỹ năng làm việc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn sẽ học được nhiều tính cách và thói quen tốt của người Nhật.
- Môi trường, công việc ổn định: tại Nhật Bản phát triển cao hơn Đài Loan nên mức độ an toàn trong quá trình làm việc cũng như an ninh xã hội đều cao hơn rất nhiều. Đảm bảo an toàn cho người lao động.
Nhược điểm:
- Mặc dù điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn khắt khe như trước nhưng người Nhật vẫn khá khó tính khi lựa chọn lao động Việt Nam.
- Thời gian xuất cảnh lâu, người lao động phải mất từ 4-6 tháng để rèn luyện tác phong cũng như học tiếng.
- Tiếng Nhật cũng là một trở ngại với người lao động Việt Nam.
- Cũng như Đài Loan, do có số lượng người bỏ trốn ra ngoài nhiều nên tình hình lao động Việt Nam làm việc ở Nhật Bản cũng khá phức tạp. Nhiều tệ nạn xã hội như đánh nhau, trộm cắp, bài bạc…diễn ra. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Nhật.
3. So sánh các tiêu chí khi đi Đài Loan và Nhật Bản
Tiêu chí so sánh | XKLĐ Đài Loan | XKLĐ Nhật Bản |
Độ tuổi tham gia | – Từ 18 – 40 tuổi – Thực tế trong độ tuổi 20 – 35 sẽ dễ dàng phỏng vấn thành công hơn. | – Từ 18 – 40 tuổi – Thực tế trong độ tuổi 19 – 35 sẽ dễ dàng phỏng vấn thành công hơn. |
Yêu cầu/ Điều kiện tham gia | – Tốt nghiệp THCS trở lên – Yêu cầu kinh nghiệm tùy công việc – Ngôn ngữ: Trúng tuyển tham gia học tiếng từ 1 – 2 tháng. | – Tốt nghiệp THCS trở lên. Đối với kỹ sư yêu cầu tối thiểu tốt nghiệp cao đẳng. – Yêu cầu kinh nghiệm tùy công việc – Ngôn ngữ: Trúng tuyển tham gia học tiếng từ 4 – 5 tháng mới có thể xuất cảnh. |
Chi phí đi XKLĐ | – Chi phí đi thấp hơn, tùy theo từng công việc nhưng khoảng 70 – 140 triệu đồng. | – Chi phí đi cao hơn, tùy theo từng công việc nhưng khoảng 80 – 150 triệu đồng. |
Mức lương cơ bản | – Khoảng 17 – 20 triệu/ tháng | – Lao động phổ thông: 27 0 40 triệu đồng/tháng. – Lao động kỹ sư: 34 – 45 triệu đồng/tháng. |
Mức lương làm thêm | – Làm thêm dưới 2h: LCB x 1,33 – Làm thêm từ 2 – 4h: LCB x 1,66 – Làm chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ: LCB x 2 | – Làm thêm ngày thường từ 17h đến 22h: LCB x 1,25 – Làm thêm ngày thường từ 22h đến 5h: LCB x 1,5 – Làm chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ: LCB x 2 |
4. Kết luận
Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan hay Nhật Bản đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích mà mỗi người lao động hãy lựa chọn cho mình thị trường phù hợp. Tốt hơn hết bạn nên xem xét, cân nhắc kỹ điều kiện, năng lực, hoàn cảnh thực tế của gia đình cũng như bản thân trước khi đi ra quyết định lựa chọn đi nước nào để làm việc. Khi đã đưa ra quyết định cho mình bạn cũng nên tìm hiểu kỹ công ty xuất khẩu lao động mà mình định đăng ký tham gia để tránh những rủi ro không đáng có.